Chẳng khó khăn gì để thấy rằng nếu KG lớn hơn KM thì GM mới có dấu (-), nghĩa là trường hợp trọng tâm G của tàu cao hơn tâm nghiêng M của nó, như trong hình kèm theo đưới đây. Tình trạng này gọi là cân bằng không ổn định (Unstable Equilibrium). Một chiếc tàu ở trạng thái này sau khi bị nghiêng dưới tác dụng của ngoại lực, xảy ra khi có thể gây ra góc nghiêng ngẩu nhiên của tàu về bên phải hoặc trái hoặc ngược lại rất nguiy hiểm, tùy theo tác động của ngoại lực như sóng gió …. Tàu sẽ không bị lật trừ khi (-GM) có giá trị khá lớn hoặc tàu bị tác động mạnh của sóng gió do thời tiết xấu.
Góc nghiêng do GM âm tạo ra hoàn tòan khác với góc nghiêng +GM lệch tâm (list). Góc nghiêng do GM âm tạo ra tiếng Anh gọi là “Agle of loll”. Trong các tài liệu tiếng Việt của tôi, tôi gọi “Agle of loll” là “góc chòng chành” vì nó bất định có thể ngẩu nhiên nghiêng phải hay nghiêng trái tùy tác động của ngoại lực. Trạng thái này thường gây ra bởi mặt thoáng tự do hoặc mất ổn tính do hư hỏng các khoang hoặc do hàng trên boong bị ngấm nước khiến G của tàu tăng cao.
Các bạn nhớ cho rằng “góc chòng chành” khác với góc nghiêng (list). “List” do phân bố trọng lượng trên tàu không hợp lý làm cho trọng tâm G lệch khỏi mặt phẳng trục dọc của tàu gây ra.
Chạy trên biẻn khi xuất hiện góc nghiêng chòng chành, để đảm bảo an toàn cần phải hiệu chỉnh góc chòng chành. Sau đây là quy trình an toàn để hiệu chỉnh góc chòng chành.
Nói chung để hiệu chỉnh tàu trong trạng thái nghiêng ở góc chòng chành phải tìm cách hạ thấp trọng tâm G của tàu, theo những nguyên tắc sau:
1. Xác định chắc chắn rằng tàu nghiêng do GM âm mà không phải bi lệch trọng tâm G.
Tàu bị nghiêng do hàng lệch tâm (list) thì sau khi ngoại lực thôi tác dụng thì tàu bị lắc rồi lắc giảm dần cho đến khi vẫn nghiêng về một bên như ban đầu mà không trở về trạng thái cân bằng ngang, nghĩa là tàu vẫn bị nghiêng về một bên khi vẫn ổn định. Nhưng “angle of loll” thì dưới tac dụng của ngoại lực tàu nghiêng, nhưng ngoại lực thôi tác dụng tàu vẫn nghiêng như cũ cho đến khi có ngoại lực ngược lại thì tàu lại nghiêng ngược lại, đó gọi là góc nghiêng không ổn định.
2. Xác định rằng mômen nghiêng về bên trái bằng mômen nghiêng về bên phải.
3. Vì góc chòng chành sinh ra do G cao nên tìm cách hạ trọng tâm tàu, bằng các cách dịch chuyên hàng hóa phía nghiêng cao từ cao xuống thấp để hạ thấp trọng lượng hàng hóa, hạ thấp G (điều này không thể thực hiện giữa biển khơi);
4. Tìm cách giảm mặt thoáng từ do bằng cách bơm dồn nhiên liệu;
5. Gia tăng trọng lượng ở các khoang két thấp bằng cách bơm vào balát ở đáy đôi. Một điều quan trọng là phải chọn các két được chia nhỏ để phân bổ balát nhằm giảm ảnh hưởng của mặt thoáng tự do.
6. Chỉ bơm vào balát lần lượt từng két, không bơm đồng thời, bơm vào két phía nghiêng thấp đầu tiên. Điều đó có thể làm tăng độ nghiêng lúc ban đầu vì trọng lượng lệch tâm và do mặt thoáng tự do nhưng sau đó góc chòng chành sẽ giảm vì trọng tâm G đã được hạ thấp.
7. Trong trường hợp tàu bị đóng băng trên boong thì trước tiên phải dọn băng ở phía nghiêng cao;
8. Chỉ khi đạt được GM dương thì mới được hiệu chỉnh góc nghiêng (list) (lúc này tàu chỉ bị nghiêng (list) mà không chòng chành) bằng cách tăng thêm trọng lượng phía nghiêng cao của tàu. Nhưng phải chú ý duy trì ổn tính GM dương.
9. Nếu két đáy đôi được chia 3 phần kín nước bằng nhau, bơm balát theo thứ tự:
a) Đầu tiên bơm balát vào két giữa để hạ trọng tâm G, góc nghiêng sẽ giảm khi bơm đầy; tàu sẽ không bị lắc ngược lại phía cao vì khi bơm vào két giữa không gây lệch tâm G;
b) Bơm đầy két phía nghiêng thấp;
c) Cuối cùng bơm đầy phía nghiêng cao. Khi két này được bơm đầy tàu từ từ nghiêng về trạng thái cân bằng và ổn tính đã được cải thiện, GM dương.
ĐẶC BIỆT LƯU Ý: Nếu vứt bỏ trọng lượng phía trên bên nghiêng thấp hoặc bơm balát vào bên nghiêng cao trước tiên, tàu có thể đột ngột bị nghiêng ngược lại từ phía bên này sang phía bên kia, với quán tính khi lắc tàu có thể bị lật (capsize) ngay.